Hạnh phúc khi nghe được tiếng khóc
Ngày 26.1, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, lực lượng của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa cùng với Công an H.Quảng Xương, Công an H.Triệu Sơn (Thanh Hóa), vừa bắt giữ 7 nghi phạm thu tiền "bảo kê" của người dân đi bán đào, quất dịp tết Nguyên đán.Các nghi phạm bị bắt để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản, gồm: Bùi Sỹ Ba (biệt danh Ba gà, 56 tuổi, ngụ TT.Tân Phong, Quảng Xương); Lê Nguyên Cường (biệt danh Cường chíp, 35 tuổi); Nguyễn Văn Sơn (41 tuổi); Nguyễn Văn Lâm (35 tuổi, đều ngụ P.Quảng Thắng, TP.Thanh Hóa); Lương Bá Dương (29 tuổi, ngụ P.Hàm Rồng, TP.Thanh Hóa); Nguyễn Đình Chiến (biệt danh Chiến rô, 35 tuổi, ngụ P.Quảng Hưng, TP.Thanh Hóa); và Nguyễn Văn Thương (29 tuổi, ngụ P.Đông Vệ, TP.Thanh Hóa).Theo kết quả điều tra ban đầu của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa, những ngày gần đây, các nghi phạm trên đã câu kết với nhau thu tiền "bảo kê" của người dân các nơi đưa đào, quất đến dọc đại lộ CSEDP bán.Mặc dù cơ quan chức năng của TP.Thanh Hóa đã phân lô, cho phép người dân đến bán đào, quất dọc hai bên đại lộ CSEDP dịp tết Nguyên đán, nhưng các nghi phạm trên vẫn tiếp tục tự phân lô, đánh số từng ô (khoảng 5 m chiều rộng), và thu từ 1,5 - 10 triệu đồng mỗi ô của người dân.Không chỉ phân lô, thu tiền bảo kê vỉa hè, các nghi phạm còn bắt ép những người chở đào, quất bán rong trên xe máy nộp từ 10.000 - 50.000 đồng/mỗi lần bán. Những trường hợp người bán đào, quất không chịu nộp tiền sẽ bị các nghi phạm xua đuổi, phá hoại đào, quất, hoặc đe dọa, đánh đập.Bước đầu, cơ quan công an xác định tổng số tiền các nghi phạm cưỡng đoạt, bắt ép người dân phải nộp là khoảng 2 tỉ đồng.Vụ án đang được Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra, làm rõ.GAM Levi: 'Mình đến CKTG để lấy lại danh dự cho VCS sau kỳ MSI vừa rồi'
Cư dân mạng mới đây vô cùng bức xúc khi xem qua một đoạn video lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, ghi lại tình huống một tài xế cố tình lái ô tô lạng lách, đánh võng, chèn đường xe khác bất chấp nguy hiểm trên quốc lộ.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 26.2.2025 trên Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM.Theo hình trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 13, hướng từ Bình Dương về nút giao cầu Bình Lợi (TP.HCM). Khi đến khu vực gần ngã tư Bình Phước, tài xế phát hiện từ phía sau xuất hiện một ô tô khác loại MPV 7 chỗ màu xám trắng, hiệu Toyota Innova, mang biển kiểm soát 51G-518.71 đang chạy trên làn hỗn hợp sát lề đường bất ngờ vượt lên.Đáng nói, ngay khi vượt qua ô tô gắn camera hành trình, chiếc Toyota Innova lập tức bật xi-nhan sang trái xin nhập vào hàng xe đang nối đuôi nhau xếp hàng nhưng không được nhường đường. Do quá "cay cú", tài xế lái chiếc xe 7 chỗ này sau đó đã bất chấp nguy hiểm, cố lái xe lách lên, tạt đầu và liên tục lạng lách, đánh võng trước mũi ô tô gắn camera hành trình để… "dằn mặt".May mắn, vụ việc sau đó không dẫn đến xô xát hay tai nạn. Mặc dù vậy, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau đó được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem qua vụ việc đều tỏ ra hết sức bức xúc và phẫn nộ trước hành vi lái xe lạng lách, đánh võng và thái độ thách thức của tài xế xe Toyota Innova nói trên.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hanh vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
HLV Shin Tae-yong sẽ thay đổi để có đội hình tối ưu trên sân Mỹ Đình?
Không giống như các phương pháp truyền thống, điêu khắc mỡ Hypebol hướng đến sự cân bằng hoàn hảo của từng đường nét trên cơ thể. Thay vì chỉ tập trung vào việc loại bỏ mỡ thừa, kỹ thuật này nhấn mạnh vào việc định hình và tạo form, giúp cơ thể trở nên thanh thoát nhưng vẫn đầy đặn ở những vùng cần thiết.Công nghệ Hypebol sử dụng mỡ tự thân đã qua xử lý để đảm bảo chất lượng tế bào mỡ tốt nhất, giúp tăng tỷ lệ sống của mỡ cấy, tránh biến chứng và mang lại hiệu quả lâu dài. Đây chính là sự kết hợp giữa khoa học y khoa và tinh hoa nghệ thuật - tựa như những người thợ thủ công tỉ mỉ điêu khắc từng đường nét, tạo ra vẻ đẹp cân đối, tự nhiên và bền vững.Triết lý Cân bằng động không chỉ nằm ở sự hài hòa thẩm mỹ, mà còn là sự an toàn cho khách hàng. Mọi quy trình điêu khắc mỡ Hypebol đều tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn y khoa quốc tế, đảm bảo mang lại kết quả tự nhiên, không gượng ép nhưng vẫn tôn vinh nét đẹp cá nhân của mỗi khách hàng.Đây chính là giải pháp thẩm mỹ tối ưu dành cho người phụ nữ hiện đại - những người yêu thích vẻ đẹp trẻ trung, thanh thoát nhưng vẫn đầy sức sống và năng động. Hãy để nghệ thuật điêu khắc mỡ Hypebol giúp bạn chạm tới vẻ đẹp cân đối hoàn mỹ!
Các doanh nghiệp gạo Việt Nam tham gia Dự án "Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở ĐBSCL - TRVC" được Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với các đối tác Việt Nam thực hiện và được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT). Dự án được triển khai tại An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp, là 3 tỉnh có diện tích trồng lúa và sản lượng gạo lớn nhất Việt Nam. Vụ lúa hè thu vừa qua cũng là vụ đầu tiên của dự án, kết quả kiểm toán cho thấy đã giảm được trên 27.000 tấn CO2 tương đương. Dự án được chính thức triển khai xuống các địa phương vào giữa tháng 4.2024 và ngày 30.12.2024 công bố báo cáo kết quả vụ lúa đầu tiên sản xuất theo quy trình bền vững.Báo cáo của TRVC cho biết, so với cách thức sản xuất thông thường thì sản xuất theo quy trình mới mang đến nhiều lợi ích. Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận trung bình cho các nông hộ đạt được ở Đồng Tháp là 64%, An Giang 56% và Kiên Giang 54%. Về hiệu quả môi trường, tổng lượng giảm phát thải của các mô hình là 27.161 tấn CO2 tương đương. Về hiệu quả xã hội, 100% các doanh nghiệp tham gia thực hành lồng ghép các chính sách và thực hiện các biện pháp đảm bảo công bằng xã hội trong chính nội tại doanh nghiệp và tại các chuỗi liên kết ở ba tỉnh có dự án. Những kết quả trên có tầm quan trọng và đóng góp vào nỗ lực chuyển đổi hệ thống sản xuất lúa gạo phát thải thấp và việc thực hiện mục tiêu của "Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp cho khu vực ĐBSCL". Xa hơn nữa, những nỗ lực của các doanh nghiệp tham gia Dự án TRVC cũng góp phần trực tiếp vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu và phù hợp với mục tiêu quan trọng của thế giới về giới hạn 1,5°C; giảm 30% phát thải khí metan tới năm 2030 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26."Để ghi nhận những đóng góp kể trên, chúng tôi vui mừng được trao giải thưởng vụ 1 với tổng giá trị lên đến 200.000 AUD cho toàn bộ 8 công ty tham gia dự án vụ mùa này. Trong tháng 12.2024, SNV sẽ chuyển khoản số tiền giải thưởng cho các công ty", thông báo của SNV nhấn mạnh.Công ty TNHH lúa gạo Việt Nam (Vinarice) tham gia Dự án TRVC với diện tích 997 ha. Kết quả vụ đầu tiên vừa qua, tổng lượng phát thải mà đơn vị này đã giảm là 4.226 tấn CO2, tương đương bình quân mỗi ha giảm 4,1 tấn.Ông Trần Trương Tấn Tài, Tổng giám đốc Vinarice, chia sẻ: "Đối với giải thưởng này, công ty chúng tôi cũng đã chi ra cho các hộ nông dân qua chương trình bằng cách đào tạo nâng cao trình độ canh tác cho họ, chuyển trả trợ cho các hộ nông dân là nữ, các hộ có người khuyết tật và chi trả thêm cho nông dân bằng chương trình trợ giá cũng như các cán bộ, người đại diện cùng tham gia quarnlys với Công ty Vinarice".Dự án TRVC sẽ kéo dài đến năm 2027 với mục tiêu hỗ trợ 10 doanh nghiệp liên kết với khoảng 200.000 nông hộ nhỏ, 50 - 60 hợp tác xã ở 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang chuyển đổi sang sản xuất lúa phát thải thấp trên diện tích 200.000 ha.Hiện nay có một số doanh nghiệp lớn trong ngành gạo tham gia Dự án TRVC như: Tân Long, Trung An, Vinarice, Thái Bình Seed, Vua gạo...
An Giang: Bắt tạm giam Phó chủ tịch UBND TP.Long Xuyên Đào Văn Ngọc
Ngày 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa chỉ đạo các Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng chỉnh lý biến động các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), để chờ chủ trương tiếp tục sáp nhập xã và bỏ cấp huyện."Lý do của việc dừng chỉnh lý trên sổ đỏ là để nhằm giảm bớt thủ tục cho người dân, khi sắp tới sẽ bãi bỏ cấp huyện và tiếp tục sáp nhập một số xã. Riêng với những trường hợp cần chỉnh lý gấp để làm các thủ tục vẫn được xem xét giải quyết", lãnh đạo này thông tin. Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, Hà Tĩnh đã sắp xếp 4 đơn vị cấp huyện và 23 đơn vị cấp xã để hình thành 3 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp huyện và 7 đơn vị cấp xã.Cụ thể, Hà Tĩnh điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính TP.Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên vào TP.Hà Tĩnh.Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của H.Lộc Hà vào phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của H.Thạch Hà.Ngay sau khi sáp nhập, người dân đổ xô đi điều chỉnh thông tin về địa chỉ cư trú trên sổ đỏ. UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh này phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân ở các xã vừa sáp nhập thực hiện việc chỉnh lý, đăng ký biến động đất đai trên sổ đỏ thuận lợi nhất.Đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh H.Thạch Hà đã chỉnh lý được 5/11 xã, với 7.200 sổ đỏ trong kế hoạch. Còn tại TP.Hà Tĩnh đã hoàn thành chỉnh lý được hơn 13.500 sổ đỏ cho người dân ở 10/20 xã, phường.